Bình Thuận hiện có gần 600 cơ sở lưu trú đang hoạt động với hơn 16.100 phòng. Trong số này chỉ có 79 cơ sở lưu trú được xếp hạng. Với lợi thế chỉ cách TP HCM và Hà Nội hơn 2h di chuyển sau khi cao tốc và sân bay hoàn thành, Bình Thuận nói chung và Phan Thiết nói riêng đang là "miền đất hứa" cho những mô hình lưu trú mới, đón dòng du khách quốc tế và nội địa hứa hẹn bùng nổ trong tương lai.
Thị phần rộng mở cho loại hình mới
Với lợi thế về cảnh quan, giá cả và những bãi biển đẹp, tạp chí Travel + Leisure (Mỹ) đưa Việt Nam vào top những điểm đến hàng đầu. Trong đó Phan Thiết (Bình Thuận) được xem là địa phương thu hút khách du lịch bậc nhất phía Nam.
Thuận tiện di chuyển thông qua những tuyến cao tốc huyết mạch đang được đầu tư xây dựng, Phan Thiết phù hợp nhu cầu nghỉ dưỡng an toàn trong khoảng cách gần, thuận tiện, có thể di chuyển bằng ôtô cho nhóm nhỏ hoặc gia đình. Địa phương này còn vốn nổi tiếng bởi thế mạnh du lịch biển kết hợp nghỉ dưỡng, thể thao, sinh thái khám phá đồi cát, bản sắc văn hóa Chăm, du lịch gắn với cộng đồng, làng nghề, du lịch đô thị gắn với sự kiện, lễ hội...
Đây chính là những ưu thế giúp Phan Thiết liên tục được lựa chọn vào danh sách những điểm đến cho du khách ở cả phân khúc cao cấp lẫn bình dân. Tuy nhiên trong những năm qua, đà phát triển cơ sở lưu trú hạng sang tại Phan Thiết đã khiến cán cân phần nào nghiêng về phía nghỉ dưỡng cao cấp.
Cụ thể, Phan Thiết có hàng trăm cơ sở lưu trú chưa được xếp hạng, phục vụ nhóm du khách bình dân. Sự phát triển tự phát của các cơ sở lưu trú nhỏ lẻ là một trở ngại lớn đối với việc đảm bảo chất lượng dịch vụ, đặc biệt khi vị thế Việt Nam lên cao, lưu lượng du khách quốc tế tăng trưởng mạnh mẽ. Trong khi đó với những cơ sở lưu trú thực sự chất lượng, đạt chuẩn quốc gia và quốc tế, mức chi phí cao khiến phân khúc này chỉ phù hợp với khách hàng trung lưu, thượng lưu, sẵn sàng đầu tư mạnh tay cho một chuyến nghỉ dưỡng ngắn ngày.
Tình trạng vừa thừa, vừa thiếu cơ sở lưu trú được nhận định vừa là thách thức, vừa là cơ hội cho địa phương này. Các chuyên gia nhận định, Phan Thiết (Bình Thuận) cần một loại hình lưu trú mới, vừa đảm bảo chất lượng theo những quy chuẩn tiện nghi hiện đại, vừa có bản sắc riêng, và vừa có giá cả phải chăng phục vụ phần đông du khách đến với "miền cát trắng" duyên hải miền Trung.
Tương lai của boutique hotel
Boutique hotel hay mini hotel là loại hình phát triển rất mạnh, thậm chí chiếm đa số tại các điểm đến du lịch nổi tiếng trên thế giới. Trong nước, Hà Nội và TP HCM là hai địa phương có số lượng boutique hotel hàng đầu. Đây là loại hình cơ sở lưu trú có quy mô phòng ít nhằm chú trọng tăng cường và cá nhân hóa chất lượng dịch vụ để mang lại giá trị nghỉ dưỡng tốt nhất cho du khách. Tuy nhiên, boutique hotel cũng có giá cả phải chăng nên phục vụ cho nhiều phân khúc khách du lịch.
Đơn cử tại Hà Nội, xuyên suốt khu phố cổ là hàng trăm boutique hotel muôn màu muôn vẻ, tạo đa dạng sự lựa chọn cho du khách trong nước lẫn quốc tế lựa chọn, tùy theo sở thích về phong cách kiến trúc, vị trí, giá cả... Hay tại TP HCM, nhiều thương hiệu boutique hotel đã "cài cắm" các cơ sở lưu trú quy mô nhỏ nhưng chất lượng và tiện nghi khắp các vị trí đắc địa như khu trung tâm hay sân bay Tân Sơn Nhất.
Tại Phan Thiết, tập đoàn Novaland lần đầu tiên nâng tầm mô hình này thông qua "siêu thành phố biển - du lịch - sức khỏe" NovaWorld Phan Thiet. Khác biệt với các mini hotel do tư nhân tự phát triển, boutique hotel sắp ra mắt thuộc quần thể dự án 1.000 ha hưởng lợi lớn từ quy hoạch bài bản, thiết kế chuẩn chỉnh, vị trí "đắt giá" khi kết nối trực tiếp với cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết.
Với sự bố trí rõ ràng và định hướng phát triển cụ thể của NovaWorld Phan Thiet, boutique hotel tại đây còn hưởng lợi từ hệ thống tiện ích đa dạng toàn khu, từ các dịch vụ F&B, vui chơi giải trí, clubhouse, beach club, bar, gym, hồ bơi đến quảng trường, công viên chủ đề tầm vóc khu vực... Nhà đầu tư vào boutique hotel còn có thể sáng tạo kinh doanh thêm các tiện ích nhằm cộng hưởng dịch vụ lưu trú để tăng thêm thu nhập và nâng cao trải nghiệm cho du khách.
Dự kiến khi toàn khu vận hành trong hai năm tới, đúng vào thời điểm hoàn thành của hàng loạt công trình trọng điểm và nền du lịch từng bước phục hồi, đây sẽ là loại hình giúp nhà đầu tư "hái ra tiền" khi đón dòng khách trong nước lẫn quốc tế.
Trước đó tại các điểm "nóng" du lịch như Phú Quốc hay Hạ Long, boutique hotel đều chỉ cung cấp số lượng giới hạn ra thị trường và nhanh chóng "cháy" hàng, phản ánh mức độ quan tâm của nhà đầu tư trong nước đối với loại hình lưu trú mới.
"Tôi đã đầu tư kinh doanh boutique hotel tại Hạ Long và nhận thấy đây là mô hình kinh doanh rất hiệu quả, mang lại lợi nhuận ổn định. Tôi đang tìm kiếm cơ hội mở rộng thêm vào các thị trường mới như Phan Thiết hay Hồ Tràm vì khi tham gia vào sớm, tôi sẽ có nhiều ưu thế hơn trong việc xoay chuyển dòng tiền, đảm bảo thu nhập và sở hữu sản phẩm với giá thành tốt hơn", một nhà đầu tư từ Hà Nội chia sẻ.
Theo các chuyên gia, tiềm năng phát triển của boutique hotel tại Phan Thiết dự báo còn tăng mạnh hơn khi địa phương này thiếu vắng dòng sản phẩm chất lượng cao nhưng vừa tầm về giá cả. Ngoài ra, nhờ "ăn theo" các dịch vụ du lịch, giải trí và nghỉ dưỡng tại "siêu thành phố biển" 1.000 ha với khả năng đón hơn 100.000 lượt khách mỗi ngày, các boutique hotel tại dự án có lợi thế lớn trong việc tiếp cận khách hàng, giúp tăng giá trị của bất động sản trong tương lai.